Bạn biết đến PayPal và muốn sử dụng nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu. Trong bài viết này, SVN Hosting sẽ hướng dẫn bạn cách tạo tài khoản PayPal và giúp bạn hiểu rõ hơn về PayPal nhé!
Giới thiệu về PayPal
PayPal là gì?
PayPal là hệ thống thanh toán trực tuyến được tạo ra bởi một công ty về thương mại điện tử lâu đời. PayPal là phương án thay thế thích hợp và hữu ích cho người dùng sử dụng các dịch vụ thanh toán, chuyển khoản điện tử thay cho các phương thức truyền thống.
PayPal được sử dụng hầu hết ở các quốc gia trên thế giới, chấp nhận thanh toán cho nhiều loại tiền tệ khác nhau. Có thể sử dụng cho mục đích cá nhân lẫn kinh doanh.
Đa số người sử dụng PayPal cho các hoạt động giao dịch để đảm bảo an toàn .
Quá trình hình thành và phát triển của PayPal
Tháng 12 năm 1998, PayPal được thành lập bởi Elon Musk, ban đầu có tên là Confinity. Trụ sở chính tại California, Hoa Kỳ.
Đến năm 1999, sự tài trợ của John Malloy giúp PayPal phát triển như một dịch vụ chuyển tiền.
Năm 2010 PayPal đã có hơn 100 triệu tài khoản người dùng đang hoạt động tại 190 thị trường thông qua 25 loại tiền tệ khác nhau
Vào tháng 8 năm 2012, PayPal đã công bố hợp tác với Discover Card, cho phép thực hiện thanh toán bằng PayPal trong mạng lưới của Discover Card
Tháng 9 năm 2024, PayPal đã ra mắt nền tảng thanh toán Peer to Peer (P2P) một dịch vụ cho phép người dùng gửi một liên kết tùy chỉnh để yêu cầu tiền qua văn bản, email hoặc các nền tảng nhắn tin khác với hơn 170 triệu người dùng.
Tháng 1 năm 2024, PayPal trở thành nhà điều hành nước ngoài đầu tiên kiểm soát 100% nền tảng thanh toán ở Trung Quốc và trở thành một vị trí tiên tiến trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến.
Tính năng hữu ích của PayPal
Dễ sử dụng: Hoạt động đa quốc gia nên việc thiết kế giao diện người dùng của PayPal phải đồng bộ và đơn giản, tối ưu các tiện ích hỗ trợ người dùng.
Mã hóa an toàn: PayPal đặt cao tiêu chí về độ bảo mật an toán, vì vậy các thông tin cá nhân hoặc thông tin giao dịch đều được bảo mật và mã hóa một cách an toàn.
Ưu đãi cho khách hàng thân thiết: Những khách hàng thân thiết của PayPal đều có những đặc quyền và hậu mãi riêng khi sử dụng PayPal
Thân thiện với thiết bị kết nối: Vì là cổng thanh toán đa quốc gia nên PayPal tương thích với đa số thiết bị kết nối khác.
Lịch sử giao dịch: Lịch sử giao dịch giúp lưu trữ và theo dõi quá trình mua hàng và vận chuyển thông qua các quốc gia, đảm bảo tính kiểm soát tốt.
Hướng dẫn cách tạo tài khoản PayPal
Tại sao phải tạo tài khoản PayPal?
Khi bạn sử dụng một tài khoản PayPal, nó sẽ hỗ trợ bạn trong những trường hợp như sau:
Nghi ngờ về tính toàn vẹn của trang web hoặc người bán
Trong trường hợp hàng hóa không được gửi đến tay bạn hoặc gửi không đủ số lượng đã đặt. PayPal sẽ hoàn tiền lại cho bạn và có những bước xử lý riêng với bên người bán.
Nghi ngờ về việc không nhận được hàng hóa
Trong trường hợp này, nếu cửa hàng từ chối hoàn trả cho đơn hàng của bạn bị thất lạc, PayPal sẽ hoàn lại số tiền, bao gồm cả chi phí vận chuyển.
Chính sách hoàn tiền cũng được áp dụng trong tình huống hàng hóa đã được giao đến cho bạn nhưng bị hỏng trên đường vận chuyển.
Tất cả các khoản thanh toán được thực hiện qua PayPal đều tham gia vào chiến dịch “bảo vệ người mua hàng”.
Cáo tạo tài khoản với PayPal qua các bước
Bước 1: Truy cập vào trang chủ PayPal
Bạn có thể vào trang đăng ký của PayPal qua đường link https://www.paypal.com/vn
Để thuận tiện hơn cho quá trìn đăng ký, bạn có thể thay đổi ngôn ngữ Tiếng Việt ở cuối góc phải màn hình
Bước 2: Lựa chọn hình thức đăng ký tài khoản
Tài khoản cá nhân:
Với tài khoản này, bạn có thể mua sắm ở bất kỳ trang web nào trên toàn cầu, thực hiện các phương thức chuyển, gửi tiền cơ bản.
PayPal hỗ trợ chính sách Bảo vệ người mua giúp bạn an tâm hơn khi mua sắm
Tài khoản doanh nghiệp
Dùng cho các công ty, tổ chức hay bất kỳ cá nhân kinh doanh nào. Đảm bảo cho thực hiện các giao dịch được an toàn, giám sát các tình trạng lừa đảo 24/7.
PayPal có hỗ trợ chính sách Bảo vệ người bán, an tâm buôn bán, trao đổi trên toàn cầu.
Tuy nhiên, nếu chỉ kinh doanh với qui mô nhỏ thì không nhất thiết phải sử dụng PayPal, vì doanh nghiệp sử dụng được nhiều chức năng của PayPal hơn và nhiều chính sách bảo vệ quyền lợi hơn nên việc tính phí là điều thiết yếu.
Bước 3: Nhập số điện thoại xác nhận
PayPal yêu cầu bạn nhập số điện thoại cá nhân vào, sau đó gửi đoạn mã xác thực gồm 6 số về tin nhắn điện thoại. Bạn nhập mã xác thực vào để đi đến bước tiếp theo.
Bước 4: Thiết lập hồ sơ thông tin
- Địa chỉ email: Điền chính xác địa chỉ email bạn đang sử dụng, đây là thông tin quan trọng cho quá trình đăng ký của bạn.
- Tạo mật khẩu: Vì sử dụng PayPal liên quan đến tài sản của bạn nên lưu ý việc đặt mật khẩu cần có tính bảo mật cao.
- Loại căn cước: Bạn có thể chọn Hộ chiếu, căn cước nhân dân hoặc giấy phép lái xe và nhập số ID vào.
- Địa chỉ: Điền vào địa chỉ hiện tại của bạn
Thực hiện xong các bước điền thông tin, bạn nhấp vào ô “kích hoạt one touch” và ô “chấp nhận điều khoản“. Sau đó nhấp vào “đồng ý tạo tài khoản“.
Bước 5: Hoàn tất tạo tài khoản PayPal.
Sau khi hoàn tất, bạn chỉ việc mở ứng dụng PayPal và đăng nhập tài khoản của vào.
Cách liên kết thẻ với tài khoản PayPal.
Thông thường, khi hoàn tất bước tạo tài khoản, PayPal sẽ chuyển bạn đến trang liên kết thẻ để thực hiện. Nhưng nếu bạn chưa thực hiện ngay lúc đó, bạn có thể thực hiện với các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập vào giao diện PayPal, chọn Ví trên thanh công cụ
Bước 2: Liên kết thẻ với PayPal ở góc trái màn giao diện. Bạn có thể lựa chọn 2 phương thức liên kết
- Liên kết thông qua thẻ tín dụng Visa/ MasterCard
- Liên kết với tài khoản ngân hàng
Bước 3: Nhập thông tin thẻ của bạn và hoàn tất liên kết với PayPal.
Sau khi thực hiện xong quá trình, PayPal sẽ trừ 1$ trong thẻ của bạn để xác minh tình trạng hoạt động của thẻ. PayPal sẽ gửi thông báo trừ tiền về tin nhắn cho bạn.
Nếu tình trạng thẻ vẫn hoạt động bình thường, tầm 5 đến 7 ngày, PayPal tự động hoàn lại tiền cho bạn.
Theo đánh giá riêng của SVN Hosting, PayPal là một hệ thống thanh toán rất tiện lợi cho các hoạt động giao dịch xuyên quốc gia. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin về các hệ thống thanh toán. Mong rằng những thông tin SVN mang lại sẽ hữu ích với bạn.
Những câu hỏi thường gặp về PayPal
Có thể sử dụng thẻ Visa/ MasterCard cho nhiều tài khoản được không?
Thẻ Visa/ MasterCard chỉ sử dụng cho một tài khoản PayPal, không thể sử dụng cho tài khoản thứ hai. Nhưng bạn có thể thêm nhiều thẻ Visa/ MasterCard vào một tài khoản PayPal.
Đăng ký nhiều tài khoản PayPal được không?
PayPal chỉ cho phép mỗi cá nhân đăng ký tối đa 2 tài khoản có thông tin trùng lập với nhau nhưng sử dụng 2 thẻ tín dụng khác nhau cho hai tài khoản. Các tài khoản không được đăng ký cùng hình thức, nghĩa là phải chọn hình thức cá nhân và doanh nghiệp thì mới có thể đăng ký.
Có thể sử dụng thẻ khác để xác minh PayPal không?
Có, vì PayPal không kiểm tra tên thẻ. Bạn có thể sử dụng thẻ của bất kỳ ai hay bất kỳ ngân hàng nào để xác minh tài khoản PayPal của mình, miễn là có thẻ xác minh bằng mã số trong giao dịch.
Tài khoản PayPal bị giới hạn nghĩa là gì?
Nó được hiểu là PayPal giới thiệu việc sử dụng tài khoản của bạn cho đến khi những thông tin cần thiết được xác nhận. Trong thời gian chờ đợi, bạn không thể gửi hoặc rút tiền bằng tài khoản PayPal của mình, nhưng bạn vẫn nhận được tiền.
Mọi thắc mắc cần giải đáp hay mong muốn cần tư vấn, vui lòng để lại thông tin bên dưới. Chuyên viên tư vấn của SVN HOSTING COMPARISON sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho quá trình phát triển công ty bạn.
SVN HOSTING COMPARISON
- Địa chỉ: 241 Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh.
- Email: svnhostingcomparison@gmail.com
- Hotline: 0973.666.777
- Website: http://svnhostingcomparison.com